Giới thiệu Bộ môn Quản lý Môi trường

Bộ môn Quản lý Môi trường và TNTN thuộc Khoa Môi trường & TNTN được thành lập theo quyết định số 187/QĐ ĐHCT ngày 19/02/2008 và chính thức đổi tên thành Bộ môn Quản lý Môi trường theo quyết định số 264/QĐ-ĐHCT ngày 30/01/2015. Bộ môn Quản lý Môi trường đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ đại học và cao học thuộc chuyên ngành Quản lý Tài Nguyên và Môi trường (QLTN&MT). Bên cạnh đó, Bộ môn còn có thế mạnh về nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực quản lý môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Từ năm 2013-2014, Bộ môn đã tham gia tự đánh giá chương trình đào tạo đại học và cao học theo tiêu chuẩn AUN và trong năm 2016 Bộ môn tiếp tục tham gia tự đánh giá chương trình đào tạo đại học ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường theo tiêu chuẩn AUN và được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng CTĐT theo chuẩn AUN-QA theo Quyết định số 5747/QĐ-ĐHCT ngày 26/12/2016.

St.Christ

BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ THEO CHUẨN AUN-QA

Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường (QLTN & MT) thực hiện tự đánh giá chương trình đào tạo (CTĐT) theo tiêu chuẩn AUN-QA nhằm xem xét lại toàn bộ quá trình đào tạo để nhận ra những điểm mạnh cũng như những tồn tại và hạn chế. Trên cơ sở đó xác định các biện pháp cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà trường, của xã hội cũng như hội nhập khu vực và quốc tế. Đây cũng là cam kết của Trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT) với xã hội và nhà tuyển dụng về chất lượng CTĐT. Nội dung chính trong báo cáo tự đánh giá bao gồm 8 tiêu chuẩn, trong đó:

❖ Liên quan đến chương trình đào tạo (từ tiêu chuẩn 1 đến tiêu chuẩn 4)

            Tiêu chuẩn 1 - KẾT QUẢ HỌC TẬP MONG ĐỢI

            Tiêu chuẩn 2 - CẤU TRÚC VÀ NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC

            Tiêu chuẩn 3 - PHƯƠNG THỨC DẠY VÀ HỌC

            Tiêu chuẩn 4 - ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA NGƯỜI HỌC

❖ Liên quan đến nguồn lực (từ tiêu chuẩn 5 đến tiêu chuẩn 7)

            Tiêu chuẩn 5 - ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN

            Tiêu chuẩn 6 - CÁC DỊCH VỤ HỖ TRỢ NGƯỜI HỌC

            Tiêu chuẩn 7 - CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ TRANG THIẾT BỊ

❖ Liên quan đến Đầu ra và kết quả đạt được (tiêu chuẩn 8)

            Tiêu chuẩn 8 - ĐẦU RA VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

 

THÔNG TIN TUYỂN SINH NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Giới thiệu

Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường là ngành đa lĩnh vực, tập trung về quản lý tài nguyên khoáng sản, đất, nước, không khí, rừng, đa dạng sinh học, năng lượng…và quản lý môi trường, quy hoạch môi trường, luật và chính sách tài nguyên môi trường, đánh giá tác động môi trường, quản lý chất thải. Trang bị cho sinh viên kiến thức và phương pháp để nghiên cứu, quy hoạch, quản lý thiết kế, xây dựng, thực hiện dự án về tài nguyên và môi trường trong các lĩnh vực: bảo tồn đa dạng sinh học; Đánh giá chất lượng môi trường; Quản lý và xử lý nước thải, chất thải rắn; Đánh giá tác động môi trường; Quy hoạch sử dụng tài nguyên bền vững…

Thôn tin chung:
- Tên ngành: Quản lý tài nguyên và Môi trường
- Mã ngành tuyển sinh: 7850101
- Phương thức xét tuyển: (Xem chi tiết)

  + Tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển (Phương thức 1)

  + Xét điểm Kỳ thi tốt nghiệp THPT (Phương thức 2)

   Tổ hợp xét tuyển: Toán, Lý, Hóa (A00); Toán, Lý, Tiếng Anh (A01); Toán, Hóa, Sinh (B00); Toán, Hóa, Tiếng Anh (D07);

  + Xét điểm học bạ THPT (Phương thức 3

   Tổ hợp xét tuyển: Toán, Lý, Hóa (A00); Toán, Lý, Tiếng Anh (A01); Toán, Hóa, Sinh (B00); Toán, Hóa, Tiếng Anh (D07);

  + Xét điểm thi V-SAT (Phương thức 5)

   Tổ hợp xét tuyển: Toán, Lý, Hóa (A00); Toán, Lý, Tiếng Anh (A01); Toán, Hóa, Sinh (B00); Toán, Hóa, Tiếng Anh (D07)

  + Xét tuyển thẳng vào học Bồi dưỡng kiến thức (Phương thức 7)
- Tổ hợp xét tuyển: Toán - Lý - Hóa (A00), Toán - Lý - Tiếng Anh (A01); Toán - Hóa - Sinh (B00), Toán - Hóa - Tiếng Anh (D07)

THÔNG TIN TUYỂN SINH THẠC SĨ ĐỢT 1 - NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

1. Điều kiện về văn bằng

a) Đã tốt nghiệp hoặc đã đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp; đối với chương trình định hướng nghiên cứu yêu cầu hạng tốt nghiệp từ khá trở lên hoặc có công bố khoa học liên quan đến lĩnh vực sẽ học tập, nghiên cứu.

b) Danh mục ngành phù hợp có và không có bổ sung kiến thức, học phần bổ sung kiến thức được thể hiện ở Danh mục các ngành dự thi tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ năm 2025 (Danh mục đính kèm).

c) Văn bằng đại học do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định hiện hành.

2. Điều kiện về ngoại ngữ

Có năng lực ngoại ngữ tương đương Bậc 3 trở lên theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam cụ thể như sau:

a) Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ nước ngoài; hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà chương trình được thực hiện chủ yếu bằng ngôn ngữ nước ngoài;

b) Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do Trường Đại học Cần Thơ cấp trong thời gian không quá 02 năm (24 tháng) tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển mà chuẩn đầu ra của chương trình đã đáp ứng yêu cầu ngoại ngữ đạt trình độ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.;

c) Có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ tối thiểu bậc 3/6 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam do các trường đại học được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép cấp hoặc một trong các văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ đạt trình độ tương đương Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam được quy định tại Phụ lục của Thông báo này và còn thời hạn không quá 02 năm (24 tháng) tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển.

d) Đối với ứng viên chưa đủ điều kiện ngoại ngữ ở các mục a, b, c Trường Đại học Cần Thơ tổ chức thi đánh giá năng lực ngoại ngữ đầu vào bậc 3/6 (B1) theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam tại thời điểm tuyển sinh của từng đợt. Kết quả thi chỉ áp dụng cho đúng đợt thi của thí sinh đăng ký, không bảo lưu cho các đợt kế tiếp và không cấp giấy chứng nhận. Điểm đạt là từ 4,0đ (bốn điểm) trở lên, không làm tròn điểm.

e) Ứng viên dự tuyển là công dân nước ngoài nếu đăng ký theo học các chương trình đào tạo thạc sĩ bằng tiếng Việt phải đạt trình độ tiếng Việt từ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài hoặc đã tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) mà chương trình đào tạo được giảng dạy bằng tiếng Việt.

3. HỒ SƠ ĐĂNG KÝ DỰ TUYỂN

  1. Phiếu đăng ký dự tuyển (01 bản chính theo mẫu);
  2. Bảng điểm đại học/Phụ lục văn bằng (01 bản sao có công chứng);
  3. Bằng tốt nghiệp đại học (01 bản sao có công chứng);
  4. Lý lịch cá nhân (01 bản chính theo mẫu có ký xác nhận, có đóng dấu giáp lai ảnh);
  5. Biên nhận hồ sơ đã điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu (01 bản chính theo mẫu);
  6. Căn cước công dân (01 bản sao có công chứng);
  7. Phiếu dán ảnh (dán kèm 03 ảnh 3 x 4 mới nhất, không quá 03 tháng);
  8. Chứng chỉ miễn thi ngoại ngữ, nếu có (01 bản sao có công chứng);
  9. Hồ sơ xác nhận ưu tiên, nếu có (01 bộ hồ sơ có công chứng);
  10. Bảng điểm bổ sung kiến thức đối với nhóm ngành phù hợp cần bổ sung kiến thức (01 bản sao);
  11. Giấy xác nhận văn bằng tương đương của Cục Quản lý chất lượng giáo dục đối với trường hợp văn bằng tốt nghiệp đại học do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp (01 bản sao có công chứng).
  12. Công bố khoa học trên các tạp chí chuyên ngành được tính điểm của Hội đồng Chức danh Giáo sư nhà nước (01 bản sao, nếu có).

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KỸ SƯ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN AUN-QA LẦN THỨ 348

This image for Image Layouts addon
Chương trình đào tạo KỸ SƯ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG của Trường Đại học Cần Thơ là một trong bốn CTĐT triển khai các hoạt động đảm bảo chất lượng dựa trên KHUNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG CỦA AUN-QA LẦN THỨ 348.
Đây là hoạt động quan trọng bên cạnh việc không ngừng nỗ lực nâng cao và cải thiện chất lượng các hoạt động đáp ứng các chuẩn mực giáo dục đại học bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng đạt tiêu chuẩn giáo dục trong khu vực cũng như toàn cầu.
Theo Kế hoạch số 814/KH-ĐHCT-QLCL ngày 30 tháng 3 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ và Kế hoạch số 1134/KH-ĐHCT-MT&TNTN, ngày 25 tháng 4 năm 2022 của Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên thực hiện đánh giá chương trình đào tạo KỸ SƯ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG theo tiêu chuẩn AUN-QA. Đây là chuẩn kiểm định chất lượng dành cho hệ thống các trường đại học thuộc khối ASEAN (ASEAN University Network - Quality Assurance) với nhiệm vụ thúc đẩy hoạt động đảm bảo chất lượng tại các cơ sở giáo dục đại học, nâng cao chất lượng giáo dục đại học và hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước.
Các hoạt động đánh giá chất lượng theo khung đảm bảo chất lượng của AUN-QA lần thứ 348 đối với chương trình đào tạo ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường sẽ bao gồm giai đoạn phỏng vấn và giai đoạn đánh giá cơ sở vật chất trường học kéo dài từ ngày 19/9/2023 đến 21/9/2023. Quy trình kiểm định chặt chẽ, minh bạch; bộ tiêu chuẩn đánh giá toàn diện chất lượng đào tạo và được công nhận bởi hệ thống giáo dục của các quốc gia trong và ngoài trong khu vực Đông Nam Á

CÁC LỢI ÍCH MANG LẠI:
  • SINH VIÊN: Được học tập trong môi trường học tập năng động, sáng tạo, hiện đại với chất lượng giảng dạy và cơ sở vật chất không ngừng được nâng cao. Dễ dàng thực hiện trao đổi sinh viên hoặc chuyển đổi tín chỉ với các trường đại học trong khu vực. Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp từ những chương trình này sẽ có nhiều thuận lợi trong việc tìm kiếm việc làm trong thị trường khu vực và quốc tế.
  • NGÀNH ĐÀO TẠO: khẳng định sự cam kết của nhà trường đối với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội, cam kết với nhà tuyển dụng về chất lượng sinh viên đầu ra của chương trình đào tạo không ngừng được nâng cao, xác định đây là nguồn nhân lực được đào tạo theo chuẩn chất lượng được kiểm soát nghiêm ngặt.
  • BÊN LIÊN QUAN: Kết quả kiểm định AUN-QA giúp người sử dụng lao động có một cơ sở tin cậy để tìm kiếm nguồn nhân lực đảm bảo chất lượng, từ một chương trình đào tạo có những tham chiếu chất lượng mang tính quốc tế hóa.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÁNH GIÁ:
  • 04 tháng trước khi đánh giá ngoài: Thư ký AUN-QA sẽ liên lạc với trường đại học
  • 2,5 tháng trước khi đánh giá ngoài: Trường đại học nộp hồ sơ báo cáo TĐG, minh chứng và các phụ lục
  • 02 tháng trước khi đánh giá ngoài:
    • Tổ chức họp hướng dẫn công tác tổ chức
    • Gửi lịch trình đánh giá đề xuất cho Ban Thư ký
    • Nhận danh sách Đoàn đánh giá ngoài.
    • Bố trí, sắp xếp tài chính
  • 01 tháng trước khi đánh giá ngoài:
    • Họp kiểm tra sự sẵn sàng (họp trực tuyến)
    • Gửi danh sách tham quan cơ sở vật chất cho Thư ký
  • 02 tuần trước khi đánh giá ngoài: 
    • Họp về công tác chuẩn bị lần cuối trước khi đánh giá
    • Gửi các tài liệu bắt buộc theo yêu cầu
    • Gửi cẩm nang hướng dẫn về đợt đánh giá
  • Ngày 0: Họp với trường đại học về công tác chuẩn bị cho đợt đánh giá (họp trực tiếp)
  • NGÀY ĐÁNH GIÁ: 19-21, tháng 09, 2023
    • 1,5 tháng sau khi đánh giá ngoài:
      • Nhận báo cáo kết quả đánh giá hoàn thiện
      • Phản hồi kết quả đánh giá cho Thư ký AUN-QA
    • 2 - 3 tháng sau khi đánh giá ngoài:
      • Nhận giấy chứng nhận chất lượng
Xem thêm về AUN - QA

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Thông báo - Tin tức