- Viết bởi Ly Van Loi
- Chuyên mục: QLMT - Đảm bảo chất lượng
- Lượt xem: 627
Kết quả học tập mong đợi (PLOs)
KQHTMĐ của CTĐT ngành QLTN & MT được thiết kế bao gồm kiến thức, kỹ năng, thái độ, tự chủ và trách nhiệm của SV. Các khối kiến thức và kỹ năng này được sắp xếp từ phổ quát đến chuyên ngành đảm bảo đạt được những kỹ năng quan trọng về giao tiếp trực tiếp hay qua văn bản, giải quyết vấn đề, sử dụng CNTT, làm việc nhóm và các kiến thức kỹ năng chuyên ngành. Theo cách thiết kế này, SV sẽ được học từ dễ đến khó, nghĩa là SV sẽ học những kiến thức giáo dục đại cương rồi đến cơ sở ngành và sau đó là học kiến thức chuyên ngành.
KQHTMĐ của CTĐT ngành QLTN & MT phân loại theo nhóm
Nhóm |
PLOs |
Phần tổng quát |
Phần chuyên ngành |
Nhóm kiến thức giáo dục đại cương |
PLO1: Nắm vững kiến thức cơ bản về chính trị, pháp luật, thể chất và an ninh quốc phòng. |
x |
|
PLO2: Vận dụng tốt kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và tự nhiên. |
x |
|
|
PLO3: Vận dụng tốt kiến thức cơ bản tin học và ngoại ngữ (tương đương trình độ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam). |
x |
|
|
Nhóm kiến thức cơ sở ngành |
PLO4: Nắm vững kiến thức liên quan các công cụ trong quản lý tài nguyên và môi trường. |
|
x |
PLO5: Vận dụng tốt các kiến thức cơ bản về chuyên môn trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường. |
|
x |
|
PLO6: Hệ thống hoá các phương pháp thống kê và phương pháp nghiên cứu khoa học để ứng dụng và nghiên cứu chuyên môn. |
|
x |
|
Nhóm kiến thức chuyên ngành |
PLO7: Phân tích, đánh giá các vấn đề và giải pháp trong lĩnh vực môi trường. |
|
x |
PLO8: Phân tích, đánh giá các vấn đề và giải pháp trong lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên. |
|
x |
|
PLO9: Xây dựng và đề xuất giải pháp quản lý và phát triển bền vững tài nguyên và môi trường. |
|
x |
|
Kỹ năng |
PLO10: Sử dụng thành thạo các công cụ quản lý tài nguyên và môi trường. |
|
x |
PLO11: Đánh giá và giải quyết vấn đề thực tiễn trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường. |
|
x |
|
PLO12: Giao tiếp, làm việc nhóm và thích nghi với các điều kiện làm việc thay đổi; sử dụng hiệu quả ngoại ngữ, công nghệ thông tin trong học tập và nghiên cứu |
x |
|
|
Tự chủ và trách nhiệm cá nhân |
PLO13: Thể hiện ý thức trách nhiệm phục vụ cộng đồng, chủ động và sáng tạo trong công việc, cam kết học tập suốt đời. |
x |
|
- Chuyên mục: QLMT - Đảm bảo chất lượng
- Lượt xem: 492
Căn cứ Quyết định số 1214 / QĐ-ĐHCT ngày 22/4/2022 của Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ về Thành lập Ban điều phối, Nhóm chuyên trách và Ban thư ký thực hiện tự đánh giá chất lượng chương trình đào tạo Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường trình độ Đại học theo tiêu chuẩn AUN-QA giai đoạn 2022 - 2023. Cụ thể như sau:
1. Ban điều phối
TT |
Họ và tên |
Chức danh, chức vụ |
Nhiệm vụ |
1 |
Hà Thanh Toàn |
Hiệu trưởng |
Trưởng ban |
2 |
Nguyễn Hiếu Trung |
Phó Hiệu trưởng |
Phó trưởng ban thường trực |
3 |
Nguyễn Văn Công |
Trưởng Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên |
Phó trưởng ban |
4 |
Đào Phong Lâm |
Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý Chất lượng |
Thành viên |
5 |
Nguyễn Kỳ Tuấn Sơn |
Phó Trưởng Phòng Đào tạo |
Thành viên |
6 |
Lê Phi Hùng |
Trưởng Phòng Tổ chức Cán bộ |
Thành viên |
7 |
Nguyễn Thanh Tường |
Trưởng Phòng Công tác Sinh viên |
Thành viên |
8 |
Nguyễn Văn Trí |
Trưởng Phòng Quản trị Thiết bị |
Thành viên |
9 |
Nguyễn Thị Tuyết Trinh |
Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Học liệu |
Thành viên |
10 |
Lưu Trùng Dương |
Giám đốc Trung tâm Thông tin và Quản trị Mạng |
Thành viên |
11 |
Lê Nguyễn Đoan Khôi |
Trưởng Phòng Quản lý Khoa học |
Thành viên |
2. Nhóm Chuyên trách
TT |
Họ và tên |
Chức danh, chức vụ |
Nhiệm vụ |
1 |
Nguyễn Thanh Giao |
Phó Trưởng BM. Quản lý Môi trường, Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên |
Trưởng nhóm, phụ trách Tiêu chuẩn 1,2 |
2 |
Võ Thị Phương Linh |
Giảng viên BM. Quản lý Môi trường, Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên |
Thư ký, phụ trách Tiêu chuẩn 3,4 |
3 |
Trương Hoàng Đan |
Trưởng Bộ môn Quản lý Môi trường, Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên |
Thành viên, phụ trách Tiêu chuẩn 1, 2, 5, 6, 7 |
4 |
Lê Ngọc Kiều |
Giảng viên BM. Quản lý Môi trường, Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên |
Thành viên, phụ trách Tiêu chuẩn 3,4 |
5 |
Trần Thị Kim Hồng |
Giảng viên BM. Quản lý Môi trường, Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên |
Thành viên, phụ trách Tiêu chuẩn 5, 6, 7 |
6 |
Lê Văn Dũ |
Giảng viên BM. Quản lý Môi trường, Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên |
Thành viên, phụ trách Tiêu chuẩn 5,6,7 |
7 |
Bùi Thị Bích Liên |
Giảng viên BM. Quản lý Môi trường, Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên |
Thành viên, phụ trách Tiêu chuẩn 8 |
3. Ban Thư ký
TT |
Họ và tên |
Chức danh, chức vụ |
Nhiệm vụ |
1 |
Nguyễn Xuân Hoàng |
Phó Trưởng Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên |
Trưởng Ban thư ký |
2 |
Phạm Việt Nữ |
Giảng viên Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên |
Thành viên |
3 |
Trần Sỹ Nam |
Trưởng BM Khoa học Môi trường, Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên (Thành viên Tổ ĐBCL) |
Thành viên |
4 |
Trương Chí Quang |
Phó Trưởng BM Tài nguyên đất đai, Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên (Thành viên Tổ ĐBCL) |
Thành viên |
5 |
Nguyễn Thị Thanh Hiền |
Chuyên viên Trung tâm Quản lý Chất lượng |
Thành viên |
- Chuyên mục: QLMT - Đảm bảo chất lượng
- Lượt xem: 1669
AUN-QA là gì ?
AUN là viết tắt của từ ASEAN University Network. Đây là mạng lưới các trường đại học hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á (ĐNA) được thành lập năm 1995 với các thành viên ban đầu được đề cử bởi Bộ Giáo dục các nước. AUN hiện có 30 thành viên, trong đó có các thành viên Việt Nam là ĐHQG Hà Nội, ĐHQG TP Hồ Chí Minh và ĐH Cần Thơ.
AUN-QA (ASEAN University Network - Quality Assessment) là bộ tiêu chuẩn với rất nhiều quy tắc khắt khe về chất lượng. Mỗi quy tắc đều có các tiêu chí rõ ràng, cụ thể và tập trung đánh giá về những điều kiện đảm bảo chất lượng của toàn chương trình đào tạo. AUN-QA được thành lập với nhiệm vụ thúc đẩy hoạt động đảm bảo chất lượng tại các cơ sở giáo dục đại học, nâng cao chất lượng giáo dục đại học và hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước.
AUN-QA được đánh giá như thế nào ?
Sau khi đã nghiên cứu các ý kiến phản hồi và điều chỉnh, bộ tiêu chuẩn AUN-QA chỉ còn 8 tiêu chuẩn với 53 tiêu chí (Phiên bản 4.0). Các tiêu chuẩn này bao gồm:
- Kết quả học tập mong đợi (Expected Learning Outcomes)
- Cấu trúc và nội dung chương trình dạy học (Programme Structure and Content)
- Phương thức dạy và học (Teaching and Learning Approach)
- Đánh giá kết quả học tập của người học (Student Assessment)
- Đội ngũ giảng viên (Academic Staff)
- Các dịch vụ hỗ trợ người học (Student Support Services)
- Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị (Facilities and Infrastructure)
- Đầu ra và kết quả đạt được (Output and Outcomes)
Để đáp ứng chất lượng đào tạo theo tầm nhìn và sứ mệnh của Trường Đại học Cần Thơ cũng như những lợi ích mà kiểm định AUN-QA mang lại, ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường đã đăng kí thực hiện “Đánh giá ngoài theo Tiêu chuẩn AUN-QA” vào ngày 19-21 tháng 09 năm 2023. Với mục đích, thực hiện các quy định pháp luật về kiểm định chất lượng giáo dục, đánh giá thực trạng chất lượng của chương trình đào tạo làm cơ sở cải tiến và nâng cao chất lượng giáo dục liên tục.
Để đạt được kết quả tốt nhất trong công tác Kiểm định, Bộ môn Quản lý Môi trường xin thông báo đến tất cả quý Thầy/Cô, quý Đồng nghiệp, quý Nhà Tuyển dụng, quý Lãnh đạo các đơn vị, Cựu sinh viên ngành, Nghiên cứu sinh, học viên cao học và Sinh viên ngành Quản lý TN & MT và các ngành trong và ngoài Trường được nắm thông tin, hỗ trợ, chia sẽ và đóng góp vào hoạt động.
Các thông tin liên quan hoạt động đánh giá chất lượng chương trình đào tạo của ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường sẽ được cập nhật liên tục trên các trang thông tin của Bộ Môn.
- Chuyên mục: QLMT - Đảm bảo chất lượng
- Lượt xem: 601
Thực hiện Kế hoạch số 814/KH-ĐHCT-QLCL ngày 30 tháng 3 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường ĐHCT về thực hiện công tác đánh giá chất lượng các CTĐT theo Tiêu chuẩn AUN-QA giai đoạn 2022-2023, Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên lập kế hoạch thực hiện công tác tự đánh giá chất lượng CTĐT ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường trình độ đại học theo Tiêu chuẩn AUN-QA giai đoạn 2022-2023. Cụ thể như sau:
Thời gian |
Nội dung thực hiện |
Trách nhiệm thực hiện |
|
1) Thực hiện tự đánh giá CTĐT: |
|
25/4/2022 đến 13/5/2022 |
Nghiên cứu bộ tiêu chuẩn AUN-QA và các tài liệu liên quan, tự đánh giá mức độ đáp ứng của CTĐT đối với các yêu cầu bảo đảm chất lượng theo hướng dẫn của AUN-QA.
|
Nhóm chuyên trách |
13/5/2022 đến 30/9/2022 |
Thu thập dữ liệu và minh chứng phục vụ công tác TĐG CTĐT. |
|
13/6/2022 đến 12/9/2022 |
Phân tích dữ liệu, thông tin và minh chứng để xác định “khoảng cách”[1] giữa điều kiện bảo đảm chất lượng thực tế của CTĐT với yêu cầu của Tiêu chuẩn AUN-QA để đề ra các giải pháp khắc phục trước khi viết báo cáo TĐG CTĐT. |
Nhóm chuyên trách |
Tiến hành viết dự thảo báo cáo TĐG CTĐT[2]. |
Nhóm chuyên trách |
|
12/9/2022 đến 30/9/2022 |
Thực hiện rà soát và hoàn thành dự thảo báo cáo TĐG CTĐT (bản tiếng Việt). |
Nhóm chuyên trách Ban Thư ký |
30/9/2022 đến 31/10/2022 |
2) Thực hiện thẩm định báo cáo TĐG CTĐT |
|
a) Xác định mức độ đáp ứng của báo cáo TĐG của CTĐT so với yêu cầu của Tiêu chuẩn AUN-QA. |
Thành viên Ban Điều phối |
|
b) Xác định “khoảng cách” giữa điều kiện đảm bảo chất lượng thực tế của CTĐT với yêu cầu của Tiêu chuẩn AUN-QA để đề xuất những khuyến nghị nhằm cải tiến nội dung của báo cáo TĐG CTĐT. |
Thành viên Ban Điều phối |
|
c) Xem xét, kiểm tra và đóng góp ý kiến hoàn thiện nội dung báo cáo TĐG của từng tiêu chuẩn, tiêu chí do Nhóm công tác chuyên ngành chế tạo; kiểm tra các thông tin minh chứng được sử dụng; xác định các vấn đề phát sinh và thông tin cần bổ sung các chủ đề xuất Nhóm chuyên bổ sung, hoàn thiện. |
Thành ủy viên Ban Điều phối |
|
31/10/2022 đến 25/11/2022 |
3) Thực hiện cải thiện các điều kiện đảm bảo chất lượng thực tế của CTĐT để đáp ứng yêu cầu của Tiêu chuẩn AUN-QA theo khuyến nghị của các thành viên Ban Điều phối. |
Nguyễn Văn Công; Group professional
|
4) Hoàn thiện báo cáo TĐG CTĐT theo góp ý của các thành viên Ban Điều phối: - Tiếp thu ý kiến của các thành viên Ban Điều phối và tổ chức hoàn chỉnh báo cáo TĐG, báo cáo kết quả trực tiếp cho Phó Trưởng ban Thường trực. - Đọc và thông qua nội dung báo cáo TĐG. |
nguyễn văn công Group professional |
|
5) Phổ biến nội dung báo cáo TĐG CTĐT (tiếng Việt) đến các BLQ. |
Nguyễn Thành Giao Võ Thị Phương Linh |
|
6) Chuyển ngữ báo cáo TĐG, minh chứng cốt lõi sang tiếng Anh; tóm tắt nội dung tiếng Anh của các chứng chỉ phổ biến. |
Trương Thị Ngọc Điệp (Khoa Ngoại Ngữ) |
|
28/11/2022 |
7) Gửi hồ sơ báo cáo TĐG các CTĐT cho Trung tâm QLCL:
|
nguyễn văn công Nguyễn Thành Giao Võ Thị Phương Linh |
Kế hoạch Chi tiết: Nhiệm vụ
- Chuyên mục: QLMT - Đảm bảo chất lượng
- Lượt xem: 1232
Ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường (QLTN & MT) thực hiện tự đánh giá chương trình đào tạo (CTĐT) theo tiêu chuẩn AUN-QA nhằm xem xét lại toàn bộ quá trình đào tạo để nhận ra những điểm mạnh cũng như những tồn tại và hạn chế. Trên cơ sở đó xác định các biện pháp cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển của nhà trường, của xã hội cũng như hội nhập khu vực và quốc tế. Đây cũng là cam kết của Trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT) với xã hội và nhà tuyển dụng về chất lượng CTĐT. Quá trình thực hiện báo cáo tự đánh giá của CTĐT ngành QLTN & MT được thực hiện theo Kế hoạch số 814/KH-ĐHCT-QLCL ngày 30 tháng 3 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường ĐHCT và Kế hoạch số 1134/KH-ĐHCT-MT&TNTN, ngày 25 tháng 4 năm 2022 của Trưởng Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên (MT & TNTN).
Báo cáo tự đánh giá CTĐT ngành QLTN & MT được tổ chức thành các phần như sau:
- Phần I: Phần giới thiệu (mô tả tóm tắt báo cáo TĐG; tổ chức thực hiện; giới thiệu Trường/Khoa/Bộ môn/CTĐT).
- Phần II: Sự đáp ứng những yêu cầu của Bộ tiêu chuẩn AUN-QA của chương trình.
- Phần III: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu và kế hoạch cải tiến.
- Phần IV: Cung cấp danh sách các minh chứng và tài liệu liên quan báo cáo TĐG
Các nội dung chính trong báo cáo:
- Liên quan đến chương trình đào tạo (từ tiêu chuẩn 1 đến tiêu chuẩn 4):
CTĐT ngành QLTN & MT bắt đầu từ năm 2008, với 138 tín chỉ (111 tín chỉ bắt buộc và 27 tín chỉ tự chọn, tốt nghiệp sau 4 năm) được giảng dạy cho các khóa 34 và 35. Sau bốn lần sửa đổi, CTĐT ngành QLTN & MT hiện nay bao gồm 161 tín chỉ, trong đó 111 tín chỉ bắt buộc và 50 tín chỉ tự chọn (tốt nghiệp sau 4,5 năm). CTĐT ngành QLTN & MT áp dụng cho sinh viên (SV) từ khóa 48, kể từ học kỳ 1 năm học 2022-2023, được thiết kế bao gồm: khối kiến thức chung, kiến thức cơ bản và kiến thức chuyên ngành. Mười ba chuẩn đầu ra của CTĐT được thiết kế phù hợp với mục tiêu giáo dục của Việt Nam, Trường ĐHCT và Khoa MT & TNTN. Các phương pháp dạy và học (PPDH) (dạy trực tiếp, dạy gián tiếp, hoạt động tự học, thảo luận nhóm, học qua tình huống, tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học) và các phương pháp đánh giá (PPĐG) người học (chuyên cần, bài tập, thuyết trình, làm việc nhóm, thi tiểu luận, thi trắc nghiệm, bảo vệ luận văn tốt nghiệp) được thực hiện theo quy trình Plan Do Check Act (PDCA) để đảm bảo đạt được kết quả học tập mong đợi của CTĐT.
- Liên quan đến nguồn lực (từ tiêu chuẩn 5 đến tiêu chuẩn 7):
Số lượng cán bộ giảng dạy của Khoa MT & TNTN tương đối ổn định, đáp ứng tốt nhu cầu các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ cộng đồng. Hiện nay, Khoa MT & TNTN có tổng số 48 cán bộ giảng dạy, trong đó có 01 Giáo sư, 16 Phó Giáo sư, 17 Tiến sĩ, 14 thạc sĩ. Về học vị, 100% giảng viên (GV) có trình độ sau đại học. Cơ sở vật chất của trường và khoa phục vụ tốt việc giảng dạy, học tập, nghiên cứu và thường xuyên được nâng cấp từ các nguồn kinh phí trong và ngoài nước đặc biệt là từ nguồn vốn ODA.
- Liên quan đến Đầu ra và kết quả đạt được (tiêu chuẩn 8):
Trong giai đoạn từ 2018-2022, tỷ lệ thôi học có xu hướng giảm nhẹ, số lượng sinh viên tốt nghiệp (SVTN) mỗi khóa đều đạt 100% và hầu hết đều có việc làm hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình độ ở bậc sau đại học. Trên 95% nhà sử dụng lao động (NSDLĐ) hài lòng về chất lượng của người lao động được đào tạo từ Trường ĐHCT. Bên cạnh đó, kiến thức chuyên môn và các kỹ năng của SVTN được cả cựu sinh viên (CSV) và NSDLĐ đánh giá có thể đáp ứng công việc.
Báo cáo đầy đủ xem tại đây
Minh chứng báo cáo xem tại đây